Xung đột với người Anh Lịch_sử_Myanmar

Từ thế kỷ 17, công ty Đông Ấn của Anh (EIC) đã mở rộng lãnh thổ kiểm soát ở Ấn Độ, đặc biệt lại thủ phủ Calcutta gần Ava, ban đầu Myanmar được EIC xem như là vùng đệm, nó có tầm quan trọng về thương mại, nhưng quan trọng hơn vẫn là về mặt chiến lược. Không một cường quốc châu Âu nào khác giành được ảnh hưởng ở đó và người ta cho rằng các nhà cầm quyền Miến Điện đã thừa nhận sức mạnh của xứ Ấn Độ thuộc Anh, cùng tạo điều kiện để hai bên quan hệ buôn bán có kết quả. Tuy nhiên, sau cuộc chinh phục Ayuthaya năm 1767, tới năm 1820 họ tiếp tục mở rộng quyền kiểm soát qua vùng Arakan tiếp giáp với vịnh Bengal, những người tị nạn Arakan đã bỏ chạy qua biên giới Ấn Độ và từ đó tổ chức các cuộc kháng chiến chống lại người Miến Điện. Cuối cùng, vua Miến Điện đã yêu cầu người Anh đưa dân tị nạn trở lại, đổi lại người Anh ngày càng gia tăng sự quan tâm của họ đến sự bất ổn chính trị ở vùng biên giới phía đông thuộc địa Ấn Độ của mình

Triều đình Miến Điện đã đánh giá thấp sức mạnh của EIC, năm 1822 các lực lượng quân đội của Miến Điện chiếm Bengal và đe doạ tiến vào Chitagong trong cuộc tranh chấp đòi trao trả những người tị nạn Arakan, kết quả đội quân quân viễn chinh của Anh đã tiến vào Myanmar, cuộc chiến tranh Anh - Miến Điện đầu tiên kéo dài 2 năm, từ 1822 – 1824, cuối cùng với ưu thế về chiến thuận và vũ khí, lại được sự hậu thuẫn từ Bengal, người Anh đã chiến thắng, người Miến Điện buộc phải nhượng lại một phần lớn lãnh thổ ở bờ biển thuộc vịnh Bengal, qua hơn hai thập niên kế tiếp, EIC đã khai thác tiềm năng nông nghiệp của vùng đất mới này, tăng sản lượng lúa gạo và phát triển mạnh các ngành thương mại xuất khẩu về gạo, gỗ và đóng tàu

Mặc dù bị đánh bại trong cuộc chiến đầu tiên với người Anh và bị mất đất, tuy nhiên những tranh chấp trong các thập niên kế tiếp đã dẫn tới cuộc chiến tranh lần thứ 2 giữa Anh và Miến Điện vào năm 1850, kết quả người Anh lại thắng và họ thu thêm các vùng đất thấp của Myanmar, cuộc thôn tính của người Anh tiếp diễn và tới năm 1885, khi nhà vua Miến Điện cùng hoàng tộc bị bắt và lưu đày sang Calcutta, Myanmar chính thức bị sáp nhập vào Anh năm 1886